Tranh Thủy Mặc Hoa Điểu

7038

Hoa Điểu Họa 花鳥畫 rất phong phú và đa dạng. Nội dung của thể loại này là
chim chóc, hoa cỏ hay các loài vật. Tùy theo sở thích hay sở trường của
họa gia mà họ chọn một hoặc một vài loài vật cụ thể để sáng tác.

清 陳書 歲朝麗景
Tuế triều lệ cảnh – Trần Thư (thanh)

Ý nghĩa biểu trưng của tranh Hoa Điểu:

Để hiểu về tranh hoa điểu ta cần biết qua các ý nghĩa biểu trưng của các
loại hoa cỏ, loài vật theo quan điểm, phong tục của người Trung Hoa.
Thông thường người ta phân nội dung tranh Hoa Điểu ra thành các chủ đề,
trong mỗi chủ đề các họa gia sẽ vẽ một hoặc một số vật biểu trưng để gửi
gắm tình cảm, tâm tư của mình vào đó. Dưới đây là các chủ đề chính của
tranh hoa điểu.

a/ Hoa Hủy:

    Hủy 卉 là tên gọi chung các thứ cỏ. Như kì hoa dị hủy 奇花異卉 hoa kì cỏ lạ. Hoa
Hủy là nói chung về các loài hoa cỏ, cây cối làm nội dung chính trong
bức tranh.    Hoa có một địa vị rất đặc biệt trong đời sống văn hóa. Hoa có thể làm đại
diện cho một nước gọi là Quốc Hoa. Mỗi loại hoa phổ biến thường biểu
trưng cho một ý nghĩa trong đời sống tinh thần, hội họa cũng lấy đó mà
làm nguồn cảm hứng sáng tác. Ý nghĩa biểu trưng thường dựa vào hai đặc
điểm chính, hoặc là do bản thân điều kiện sống trong thiên nhiên hay vẽ
đẹp của chúng, hoặc là do tên gọi (phát âm) của nó khiến ta liên tưởng
tới sự tốt đẹp trong cuộc sống.
Ý nghĩa biểu trưng của một số loại hoa, trái và cây cối thường thấy trong hội họa Trung Hoa:

  • Hoa Mẫu Đơn: ngoài vẽ đẹp lộng lẫy, rực rỡ vốn có, hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho sự phú quý.
  • Hoa Sen: ngoài nét đẹp tinh khiết, giản dị, Sen còn nói lên cái bản chất ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’
  • Trái Đào tiên: thể hiện sự tường tồn, đắc thọ.
  • Cây
    ngô đồng: trong thi ca, cây ngô đồng thuộc loại cây quí phái, hoa của
    nó là “vương giả chi hoa”. Còn thân cây thì to lớn sừng sửng giữa
    trời.
Hoa Mẫu Đơn
Cây Ngô Đồng nở rộ trước sân điện Hữu Vu, kinh thành Huế.
Nghe nói cây Ngô Đồng này được nhà Nguyễn mang từ Quảng Châu về trồng.

Tứ Quân Tử 四君子: đây là chủ đề nổi bậc nhất và được nhiều người ưa thích trong nhóm tranh Hoa Hủy. Tứ
Quân Tử là bốn loài Mai, Lan, Trúc và Cúc梅蘭竹菊. Mỗi loại có một đức tính
đặc trưng và rất gần với các đức tính của người Quân Tử theo quan điểm
Nho Giáo.

  • Mai: hoa mai nở rộ vào đầu xuân sau khi đã chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông.
  • Lan: diễm kiều mãnh mai, hoa của nó lâu tàn có hương thơm kính đáo
  • Trúc: thân cây ngay thẳng, thể hiện tinh thần tiết tháo trước gió mưa nghiệt ngã.
  • Cúc:
    sau khi trải qua một đợt nắng khắc nghiệt của mùa hè nhiều loại rụng lá
    trơ trọi vào mùa thu thì cúc lại đua nhau nở hoa, tô điểm cho đời bằng
    nhiều màu sắc khác nhau.
四君子 Tứ Quân Tử

Ngoài ra, Cúc và Mai còn được ca ngợi cùng với cây Tùng. Người xưa gọi là Tuế
hàn tam hữu 歲寒三友 (ba người bạn khi trời lạnh). Mặc dù trong mùa sương
tuyết các cây khác đều không chịu đựng nổi, sơ sát nhưng Tùng, Cúc, Mai
vẫn sừng sửng tốt tuơi.

b/ Trùng Ngư 蟲魚

    Các loài ong, bướm, cá tôm … gọi chung là Trùng Ngư cũng là những nguồn cảm hứng để các họa gia sáng tác.
錢選 – 荷塘早秋图
Hà Đường Tảo Thu Đồ – Tiễn Tuyển
紅鯉魚 Hồng Lý Ngư

c/ Điểu Thú 鳥獸
Tranh vẽ các loài Gia cầm, Gia súc và các Động vật hoang dã được xếp vào chủ đề Điểu Thú.

寫生珍禽圖 – 黃荃
Tả Sinh Trân Cầm Đồ – Hoàng Thuyên (Ngũ Đại)
八駿圖 – 郎世寧
Bát Tuấn Đồ – Lang Thế Ninh

c/ Linh Vật 靈物
Linh: là thần linh. Khí tinh anh của khí dương gọi là thần 神, khí tinh anh
của khí âm gọi là linh 靈, ý nói vật gì được khí tinh anh đúc lại hơn cả
trong các vật cùng loài với nó vậy. Người là giống linh hơn cả muôn vật,
con kỳ lân, con phượng hoàng (phụng), con rùa, con rồng gọi là tứ linh
四靈 (bốn giống linh trong loài vật) Người ta cũng gắn cho mỗi con vật một hay một vài ý nghĩa nào đó, phần lớn là do niềm tin về tín ngưỡng.

龍鳳呈祥
Long Phượng Trình Tường

Tuy có những tiểu loại về tranh Hoa điểu nhưng khi sáng tác, các Họa gia
hay kết hợp cây cỏ, điểu thú, trùng ngư lại để tạo nên một chủ đề nào đó
cho bước tranh có một ý nghĩa riêng.

陈之佛 鹤寿图
Trần Chi Phật – Hạc Thọ Đồ

Sưu Tầm