Bố Cục Tranh Sơn Thủy

4666
Tranh sơn thủy hay Tranh phong cảnh là những bức tranh vẽ lên cảnh quan sông,
núi khi thì hùng vĩ, khi thì tĩnh lặng. Đây là loại tranh tiêu biểu nhất của Trung Quốc.
Để thể hiện được một ngọn núi hay một dãy núi thì các hoạ gia phải có góc nhìn từ rất xa để bao quát toàn cảnh. Vì vậy, tranh sơn thủy thường chia thành 3 chủ đề/bố cục: Cao Viễn, Bình Viễn và Thâm Viễn.

Còn nước trong tranh có khi là khe suối trên núi hay là một khoảng thác ghềnh, một khúc sông nước mênh mong tuỳ theo bố cục chung của bức tranh. Dưới đây là ba bố cục chính của tranh sơn thuỷ.

1) Cao Viễn
Tranh phong thủy theo bố cục cao diễn hiện ra trước mắt ta một phong cảnh cao cả và hùng vĩ. Núi được dùng làm nội dung chủ đạo. Trong
tranh ta thấy đỉnh núi cao vút, trùng trùng điệp điệp và được nhìn từ
rất xa, toàn cảnh thể hiện từ đỉnh núi trải dài xuống dưới; tiêu
điểm/điểm nhấn của bức tranh có thể thay đổi và xuất hiện từ đỉnh núi
xuống chân núi. Bên dưới là hai bức theo bố cục cao viễn.
《秋山晚翠圖》五代 關仝
Thu sơn vãn thúy đồ – Quan Đồng (Ngũ Đại)
谿山行旅圖  北宋 范寬
Khuê Sơn Hành Lữ Đồ – Phạm Khoan (Bắc Tống)

2) Bình Viễn

Tranh Bình Viễn vẽ ra trước mắt ta một phong cảnh mênh mong, xa xăm. Chữ Bình ẩn chứa hai nghĩa là bằng phẳng và yên bình. Núi
trong tranh không cao, tác giả dùng phần Thủy làm nội dung chủ đạo nên
ta sẽ thấy bức tranh mênh mong sông nước và xa xa là dãy núi lô nhô,
chập chùng hay bên cạnh là một phần của ngọn núi cao. Trong tranh thường
có cảnh con thuyển và ngư phủ hay các “ông tiên” đang chơi cờ, bình thơ
ở các mỏn đá.
《秋江待渡图》元 盛懋
Thu giang
đãi độ đồ – Thịnh Mậu (Nguyên)
《洞庭渔隐图》元 吴镇
Đổng Đình Ngư Ẩn Đồ – Ngô Trân (Nguyên)
3) Thâm Viễn
Phong cảnh nhìn từ trên cao xuống thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường
hiện ra các thung lũng, hang động trong núi nên mang vẽ u tịch, huyền bí hoặc hiểm trở; là những nơi mà các ẩn sĩ hay tìm đến để lánh đời!
《玉洞仙缘图》明 仇英
Ngọc Đổng Tiên Duyên Đồ – Cừ Anh (Thời Minh)
《杏花茅屋图》明 唐寅
Hạnh Hoa Mao Ốc Đồ – Đường Dần (Minh)
===

Sưu Tầm